Việc tiêu thụ thực phẩm hữu cơ được coi là lành mạnh và tốt cho sức khỏe. Nhưng gần đây, các nhà khoa học đã tìm ra các chất có trong các loại thực phẩm này khiến cho hệ tiêu hóa bị hư hỏng.
Chất đạm trong lúa mì
Suốt một thời gian dài, lúa mì được xem là “con cưng của các loại ngũ cốc”. Nhưng vào cuối thập kỷ qua nó đã tạo ra một “cú sốc” với những người bị nhạy cảm với gluten (chất đạm chủ yếu có trong lúa mì) trên khắp Bắc Mỹ. Bản thân lúa mì không phải là loại thực phẩm hữu cơ xấu, nhưng loại vi khuẩn thân thiện với con người có trong hệ tiêu hóa lại không “xử lý” được chất này. Do đó, dần dần hệ tiêu hóa bị hư hại. Khi thực phẩm khó tiêu bị “mục ruỗng” và tạo ra khí độc, nó sẽ làm tổn hại niêm mạc mỏng manh của đường tiêu hóa. Lâu dần, nó có thể gây tổn hại xa hơn đến khả năng tiêu hóa các loại thức ăn phù hợp khác của con người. Cuối cùng là nó ảnh hưởng xấu đến các chức năng khác của cơ thể, bao gồm sự sản xuất hormon và các cơ quan nội tạng thanh lọc độc tố. Một số thực phẩm thay thế cho lúa mì và phù hợp hơn với sức khỏe như: yến mạch, hạnh nhân, dừa, kê, kiều mạch, ngô, lúa gạo và bột Quinoa. Đây là những sản phẩm thay thế tốt và thường xuyên hơn, song hãy nhớ rằng, nên dùng hạn chế ngũ cốc, đặc biệt là các dạng bột.
Đường tự nhiên trong sữa bò.
Khi chưa lên men, đỗ tương không có lợi
Đỗ tương là thứ được yêu chuộng với số đông người tiêu dùng. Bởi ngành công nghiệp đỗ tương thuyết phục chúng ta rằng, các sản phẩm đỗ tương không chỉ an toàn cho việc tiêu thụ mà còn thật sự tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã bóc mẽ sự thật này và quy kết đỗ tương phá hoại nội tiết, gây ra các vấn đề tiêu hóa, trục trặc hormon, những thách thức cho tuyến giáp và các biến chứng sinh sản.
Trước đó, các nhà nghiên cứu cho rằng đỗ tương là thực phẩm đã được biến đổi gene, nó không có lợi cho hệ tiêu hóa. Những người quảng bá đỗ tương lại cực lực phủ nhận nghiên cứu này và chỉ ra rằng những nghiên cứu dịch tễ học của người châu Á cho thấy, dùng đỗ tương đã làm giảm tỷ lệ ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Đó là nghiên cứu sản phẩm từ đỗ tương chủ yếu là sản phẩm lên men, tạo ra các chế phẩm sinh học tốt cho sức khỏe tạo thuận lợi cho việc tiêu hóa, chứ không phải là loại đỗ tương dùng trực tiếp. Vì vậy, tốt nhất người tiêu dùng nên chọn các sản phẩm đỗ tương là sản phẩm hữu cơ đã được lên men.
Nấm ký sinh trên đậu phộng gây bệnh
Trên lớp vỏ mềm và xốp của đậu phộng chứa loại nấm sống ký sinh. Ngay từ khi củ lạc còn nằm dưới đất, loại nấm này tạo ra aflatoxin, một hóa chất gây ung thư. Chất này rất dễ gắn lên hạt đậu phộng đang phát triển. Khi bạn ăn đậu phộng sống, các biến chứng do nấm nhiễm trên vỏ đậu phộng ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe của bạn. Bởi vì nấm ký sinh trên vỏ đậu phộng có thể gây ra các phản ứng nguy hiểm và thậm chí là tử vong. Kể cả khi đậu phộng đã được chế biến thành các loại thực phẩm ăn sẵn thì chúng ta cũng phải hết sức thận trọng. Vì các loại nấm này vẫn có thể phát triển ngay cả khi đậu phộng đã được chế biến. Cần bảo quản các chế phẩm từ đậu phộng trong nhiệt độ thích hợp (tủ lạnh) nhằm ngăn ngừa sự sinh trưởng của nấm ký sinh gây hại. Để thay thế đậu phộng, bạn cũng có thể dùng loại bơ hạt khác như bơ hạnh nhân.
Thịt lợn gây khó tiêu.
Ðường tự nhiên trong sữa bò
Trong sữa bò có chứa một số loại đường tự nhiên. Một số người không thể tiêu hóa được loại đường này, do vậy khi uống sữa bò sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa. Đặc biệt là đối với người bị nhiễm nấm Candida. Nếu sữa bò được tiệt trùng thì đồng thời nó cũng loại bỏ các vi khuẩn và enzym có lợi cho hệ tiêu hóa. Dĩ nhiên sẽ gây khó khăn hơn cho đường tiêu hóa ở người để có thể thẩm thấu sữa một cách thích hợp. Ngoài ra, bạn còn phải đối mặt với dư lượng kháng sinh hoặc hormon tăng trưởng và hóa chất có trong sữa bò.
Nếu bạn chọn dùng sữa bò hữu cơ, tốt nhất là dùng sữa tươi với nhiều chế phẩm sinh học và enzym cần thiết, cho phép việc tiêu hóa hiệu quả hơn.
Thịt lợn khó tiêu cho hệ tiêu hóa ở người
Lợn là loại động vật phàm ăn, chúng ăn mọi thứ (bao gồm cả phân của chúng). Bởi vì hệ tiêu hóa của lợn làm việc cực nhanh, không có đủ thời gian để thanh thải bất kỳ chất độc nào có trong thức ăn mà chúng hấp thụ. Thêm nữa, lợn không có tuyến mồ hôi nên chúng không thể thực hiện tốt quá trình loại bỏ độc tố, thế nên nhiều độc chất nằm lại trong cơ thể chúng. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, thịt lợn khó tiêu cho con người còn bởi gene người và lợn có cấu trúc hao hao nhau. Khi ăn thịt lợn sẽ gây ra các biến chứng tiêu hóa phức tạp hơn. Do vậy, bạn có thể thay đổi từ thịt lợn sang thịt gà tây hoặc thịt bò nuôi hữu cơ, chúng là loại thịt thân thiện với hệ đường ruột của chúng ta.
(Theo T.E.T)
NGUYỄN THANH HẢI